Còn trinh = ế!
Dạo quanh một số thung lũng vùng núi Tây Tạng, người dân quan niệm phụ nữ còn trinh là điều không tốt, vì người phụ nữ cần một ai đó mong muốn, khao khát. Quan niệm này bị ảnh hưởng, chi phối bởi hệ tư tưởng tôn giáo. Người dân cho rằng, đây là ý chí cao nhất của thần thánh, hứa hẹn đem đến nhiều may mắn trong đời sống vợ chồng.
Trước khi kết hôn, người con gái buộc phải qua tay ít nhất 20 người đàn ông. Tuy nhiên, với tình trạng dân cư thưa thớt, phong tục này lần nữa khiến các cô gái bối rối, băn khoăn, vì phải đối mặt trước sức ép về số lần chung đụng. Người con gái mất nhiều ngày chờ đợi trên những tuyến đường mòn lên núi, ra sức thuyết phục, dụ dỗ và làm thỏa mãn những khách lạ qua đường. Cuối buổi, họ mang về một vật làm tin từ vị khách may mắn đó, họ dùng chúng để chứng minh với các già làng về số lần “mây mưa”.
Tục lệ cổ hủ này vô hình chung làm người con gái trở thành những “con tin” trong vấn nạn tình dục, hoặc họ sẽ vô tình bị nhiễm một số bệnh cơ hội, lây lan qua đường tinh dục vì đối tác là những người khách xa lạ, khó biết được chuyện bất cẩn gì xảy ra trong những lần “mây mưa”.
Cũng nhiều bộ tộc trên thế giới coi trinh tiết cô dâu là một điều chẳng lành, không may mắn. Họ cho rằng những giọt máu trinh mang lại sự xui xẻo trong đời sống vợ chồng. Tại Úc hiện vẫn tồn tại một số bộ tộc nguyên thủy, sống trong các khu rừng hay những vùng xa xôi hẻo lánh trung thành quan điểm này.
Theo Telegraph, khi các cô gái trong tộc đến tuổi trưởng thành, bước vào hôn nhân, các cô gái sẽ trải qua nghi lễ “phá màng trinh”. Trong buổi tiệc, sau khi thực hiện các nghi thức nhảy múa, ăn uống và đàn hát, cô dâu sẽ được đưa vào một căn phòng, tại đó sẽ có một bà lão chuyên phụ trách vấn đề phá trinh tiến hành những nghi thức hiến tế màng trinh cho thần thánh.
Họ dùng dụng cụ bằng đá hoặc công cụ có thể làm màng trinh bị rách. Sau đó, vật linh dính máu trinh của người phụ nữ đó được cả làng kiểm chứng. Lúc đó, cô dâu sẽ được trả về với chú rể và nghi thức hôn lễ được xem là hoàn thành.
Nghi thức hiến trinh cho thần linh cũng xảy ra ở một số bộ tộc thiểu số hiện sống tại khu vực miền nam Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, dân làng tại đây cho rằng, nếu chú rể tự ý phá hỏng trinh tiết cô dâu sẽ khiến thần linh quở trách, hành động đó được xem là sự bất kính, tối kị trong hôn nhân. Do vậy, việc thực hiện lấy trinh của cô dâu sẽ được giao lại cho các thủ lĩnh bộ lạc, pháp sư, thầy phù thuỷ…họ sẽ là những người đại diện cho thần linh, thay chú rể thực hiện việc động phòng hoa trúc, lấy đi trinh tiết của những người thiếu nữ.
Không tử hình gái còn trinh?
Bà Shadi Sadr - luật sư, nhà báo thuộc cộng đồng nhân quyền tại Iran cho biết, tại đất nước Hồi giáo Iran, chính quyền quy định không được tử hình những nữ tù chính trị còn trinh. Vì vậy sẽ có rất nhiều nữ tử tù trinh trắng sẽ thoát tội.
Do đó, chính quyền có những “cam kết” giúp các nữ tù nhân chính trị hợp thức hoá với bản án tử hình. Nói rộng hơn, việc phá trinh này không chỉ dừng lại ở những thiếu nữ, thậm chí còn xảy ra ở những tù nhân nam, đa số những cậu bé trong tuổi vị thành niên.
Theo ghi nhận đăng tải trên New York Times, trước ngày hành quyết, trong ngục sẽ tổ chức nghi lễ đám cưới giả giữa trinh nữ đó với một cai ngục.
Sau phần nghi lễ, cai ngục sẽ thực hiện việc phá trinh cô gái để hoàn thành hết phần nghi thức. Đám cưới nữ tù nhân được xem là việc làm cần thiết để hợp thức hoá tín ngưỡng người nữ tù nhân với cái chết. Vì theo quan điểm đạo Hồi, một trinh nữ khi chết sẽ được lên thiên đàng.
Một thành viên giấu tên thuộc lực lượng dân quân Basij, Iran cho biết: “Ngay khi tôi 18 tuổi, tôi được trao trọng trách quan trọng kết hôn với một nữ tù nhân và tiến hành phá trinh cô “vợ” giả này.”
Anh cho biết, nếu may mắn, nữ tử tù sẽ được ban cho viên thuốc ngủ, thiếp đi trong lúc phá trinh, sau đó tỉnh dậy và được dẫn đến phòng tử hình. Nhưng cũng có những cô gái kém phần may mắn, họ buộc phải chịu sự nhục nhã và hành hạ về thể xác bởi những ông chồng “giả” của mình.
Anh cũng tiết lộ với The Fox news: “Tôi không bao giờ quên lần đó, tôi bị cô gái cào chảy máu cả cánh tay khi thực hiện nghi thức phá trinh. Thậm chí, cô ta còn tự cào vào cổ và mặt mình đến nổi bị rách da và chảy máu ròng rã.”
Chữ trinh “tan cửa nát nhà”
Có nơi tại Algeria, sau những nghi lễ cưới hỏi, cô dâu và chú rể được đưa đến phòng tân hôn, dân làng kéo đến nhà, đánh trống và hát ca. Lúc này, cô dâu buộc chứng minh mình còn trinh tiết. Nếu không, ngay tối hôm đó, anh hay cha cô gái sẽ chẳng để cô sống sót.
Chính vì thế mà cô gái đã sử dụng những thủ thuật để chứng tỏ mình còn trinh nguyên. Chị Fawzia, sống tại khu vực ven sông Nil, từng bị cha dượng hãm hiếp khi còn nhỏ. Sau đó, chị lên thành phố, bí mật phẫu thuật lại. Lúc kết hôn, cô dễ dàng qua mặt chồng và cả gia đình bên nhà trai.
Tuy nhiên, trải qua quá trình làm dâu, cô chứng tỏ mình là một người vợ thảo, ngoan, thậm chí mang trong mình đứa con của chàng. Cô quyết định thổ lộ bí mật này với chồng. Anh điên tiết, nhẫn tâm đuổi vợ mình ra khỏi nhà.
Gia đình nhà gái mất thể diện, anh trai cô là Admed quyết định giết em gái mình để rửa nhục cho cả gia đình. Sau đó, anh trở lại làm việc và không phải chịu bất kì sự trừng phạt nào của pháp luật. Về phía chồng cô, anh Fawzia đi bước nữa và có một gia đình hạnh phúc.
Theo Tân Hoa Xã, chị Tiểu Ngọc hiện sống tại Bắc Kinh là một cô gái được giáo dục tốt và tiếp xúc với hệ tư tưởng tiến bộ. Chị từng yêu và từng đau vì mối tinh đầu tan vỡ thời sinh viên.
“Cái ngàn vàng” ấy chị cũng dâng trọn cho người yêu cũ. Ra trường, chị quen với anh Thành, một người thành đạt, gia đình gia thế. Hai người yêu nhau và quyết định tiến đến hôn nhân. Chị biết, những gia đình như thế họ rất xem trọng vấn đề trinh tiết người phụ nữ, vì thế trước hôn nhân chị Ngọc quyết định thổ lộ bí mật thầm kín với anh Thành. Anh đã bỏ qua và chấp nhận lấy chị làm vợ.
Về làm dâu, chị ra sức trở thành một người dâu hiền, vợ thảo, biết kính trên nhường dưới. Chỉ vì bực bội một việc vợ làm, anh Thành thưa với mẹ:“Vợ con là thứ đàn bà hư, cái quý nhất của đàn bà cũng đánh mất.” Chính câu nói đó, cuộc sống hôn nhân của Ngọc rẽ sang một hướng khác. Cô bị gia đình chồng hắt hủi, và hành hạ. Chị từ một người vợ, một nàng dâu trở thành một người làm không hơn không kém.
Định bụng, sau khi sinh, chị ly hôn và về sống cùng mẹ ruột. Thế nhưng, bà cũng ruồng bỏ, khuyên chị nên tiếp tục nhẫn nhịn, giữ lấy gia đình, vì đó là “mái ấm” cuộc đời. Chịu nhiều uất ức, đau buồn, không nơi nương tựa, chị tìm đến cái chết để kết thúc cuộc hôn nhân đầy oan trái, bất công với người phụ nữ.
Lễ hội kiểm tra trinh tiết
Tại Zulu - quốc gia xinh đẹp ở châu Phi, nơi vẫn duy trì chế độ đa thê. Quốc gia này có quan điểm “trọng nam khinh nữ”, chỉ có nam giới mới có chức năng duy trì nòi giống.
Ngoài ra, người Zulu rất coi trọng trinh tiết người phụ nữ. Hằng năm, các cô gái trẻ phải tham dự lễ hội cây sậy để chứng minh sự trinh trắng của mình. Trong lễ hội, các cô phải để ngực trần, trút bỏ quần áo trước mặt mọi người để chứng tỏ mình còn trinh trong.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng chưa chồng mang thai của các thiếu nữ ngày càng gia tăng, quốc vương quyết định tổ chức cuộc kiểm tra trinh tiết người đàn ông.
Hình thức kiểm tra rất kỳ lạ, các thanh niên phải tiểu tiện trước sự chứng kiến của nhiều người, nếu dòng nước tiểu phóng ra cao bằng hoặc hơn đỉnh đầu, đó là trai tân. Ngược lại, người đó sẽ bị quy kết là đã ăn nằm với ai đó…nhưng liệu cách kiểm tra không khoa học này, có đúng với thực tại và khắc phục được hiện trạng “ăn cơm trước kẻng” hay không? Đó vẫn còn là câu hỏi bỏ lửng cho chính quốc vương Zulu.
|
TRÙNG DƯƠNG - CHU YÊN